Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tốc độ truy cập mạng internet bị giảm sút đó chính là suy hao cáp quang. Muốn nhanh chóng khắc phục vấn đề này, việc nắm rõ tiêu chuẩn suy hao cáp quang là vô cùng quan trọng. Cùng với capthongtin.com tìm hiểu chi tiết hơn về tiêu chuẩn này qua một vài thông tin chia sẻ ở bài viết sau.
Tiêu chuẩn suy hao cáp quang được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn suy hao của cáp quang được Chính Phủ ban hành vào ngày 1/7/2007 chuyển đổi TCN 68-160:1996 thành quy định TCVN 8665:2011. Theo Tiêu chuẩn Quốc gia tiêu chuẩn suy hao được quy định tại khoản 1 Điều 69 và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn suy hao cáp quang được quy định như thế nào?
Quy định tiêu chuẩn TCVN 8665:2011 được xây dựng dựa trên cơ sở Khuyến nghị của Liên minh Viễn thông Thế giới ITU-T. Đó chính là: G.651.1 (07/2007), G.655 (11/2009), G.652 (11/2009) và G.653 (07/2010)
Đặc biệt, TCVN 8665:2011 đề nghị bởi Bộ Thông tin và Truyền thông và do chính Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn. Sau cùng, tiêu chuẩn này được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, công bố bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.
⏩⏩Xem thêm:
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng suy hao cáp quang?
Theo quy định trong tiêu chuẩn suy hao cáp quang được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, tồn tại rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hao. Có thể kể đến như:
- Do quá trình hấp thụ công suất quang dẫn đến tình trạng suy hao do hấp thụ thuần thủy tinh tinh khiết hoặc suy hao do hấp thụ ngoài.
- Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy hao quang chính là do sợi quang bị uốn cong. Tùy thực trạng uốn cong lớn, uốn cong vĩ mô uốn cong vi mô hay uốn cong thường liên quan đến quá trình sản xuất dây cáp.
- Đa số các sợi quang được sản xuất từ vật liệu sợi thủy tinh gây nên hiện tượng tán xạ ánh sáng làm suy hao sợi quang.
- Trong quá trình sản xuất cáp quang không thể tránh khỏi tình trạng lẫn tạp chất, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên suy hao quang.
Một số phương pháp đo suy hao cáp quang phổ biến hiện nay
Hiện nay có hai phương pháp đo suy hao cáp quang khá phổ biến đó chính là đo bằng máy đo phản xạ quang OTDR và sử dụng máy đo công suất quang. Cụ thể như sau:
Sử dụng máy đo công suất
Sử dụng máy đo công suất được áp dụng tương đối phổ biến và rộng rãi hiện nay. Phương pháp này cho phép người dùng xác định chính xác mức tín hiệu của sợi cáp quang tại một điểm đo cụ thể.
Một số phương pháp đo suy hao cáp quang phổ biến hiện nay
Trước khi thực hiện đo suy hao cáp quang người dùng cần chuẩn bị máy đo công suất quang, 2 bộ adapter, 2 dây nối và các nguồn sáng quang. Đầu tiên, bạn sẽ đấu máy đo công suất cùng nguồn sáng với một dây nối để đặt tham chiếu.
Bước tiếp theo, người dùng sẽ tiến hành bật nguồn máy đo công suất quang ở chế độ thích hợp và thiết lập giá trị ở mức tương đối. Sau đó, bạn cần đo suy hao sợi cáp bằng phương pháp đo suy hao xen. Đồng thời tháo một trong những dây nối sợi quang cần đo để xác định giá trị suy hao xen của sợi quang được hiển thị bên trên máy đo.
Xác định suy hao bằng máy đo phản xạ quang OTDR
Đa số các máy đo phản xạ quang OTDR đều áp dụng cách thức đo suy hao phản xạ trả về dựa trên những tiêu chuẩn suy hao cáp quang cụ thể. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến hiện nay cho phép người dùng đánh giá được chính xác mức độ suy hao trên toàn tuyến.
Để quá trình xác định suy hao diễn ra thuận lợi, người dùng cần chuẩn bị máy đo phản xạ quang OTDR được tích hợp tính năng đo toàn bộ chiều dài của sợi quang. Qua đó, bạn có thể đo được các điểm suy hao, đồng thời tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Trước khi tiến hành, người dùng nên kiểm tra sợi quang cần đo và thực hiện bóc cáp quang nếu sợi quang chưa được nối vào bộ nối để lộ sợi quang khoảng 2m. Tiếp theo, bạn hãy làm sạch rồi cắt sợi quang và nối với máy đo bằng cuộn sợi đệm, dây nối kèm theo bộ chuyển đổi sợi quang trần.
Lúc này, người dùng bật nguồn máy OTDR rồi thiết lập bước sóng, khoảng cách, chiết xuất sợi, thời gian đo tương ứng với tham số hoạt động của máy. Để đạt được kết quả có độ chính xác cao bạn nên cài đặt các thông số không vượt ngưỡng cho phép trên tuyến.
Tiếp theo, người dùng sẽ tiến hành đo suy hao cho tất cả những mối hàn và toàn bộ điểm nối của các sợi quang. Hãy lắp lại trình tự các bước tiến hành trên để xác định bước sóng yêu cầu, đồng thời ghi lại vị trí OTDR ở những lần đo này.
Lời kết
Hy vọng bài viết sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn suy hao cáp quang và các phương pháp đo suy hao quang phổ biến hiện nay. Việc nắm rõ tiêu chuẩn cũng như cách đo sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng giảm sút tốc độ truy cập mạng internet.