Ethernet là gì? Tổng quan về thiết bị ethernet 

Ethernet là gì?

Xuất hiện vào năm 1970, ethernet chính là sản phẩm được thiết kế sử dụng với mục đích trong công sở. Trong hệ thống mạng hiệu nay thì ethernet được sử dụng khá phổ biến. Để hiểu rõ hơn về ethernet là gì cũng như chức năng, cách thức hoạt động của ethernet thì hãy theo dõi thông tin bài viết bên dưới của capthongitn.

Thông tin về cáp ethernet là gì
Thông tin về cáp ethernet là gì

Tìm hiểu khái niệm ethernet là gì?

Ethernet chính là một giao thức cho phép các thiết bị kết nối mạng gửi và nhận dữ liệu đến các thiết bị khác nhau trên cùng một hệ thống mạng chung. Là một lớp giao thức data – link trong tầng TCP/IP, bộ giao thức ethernet cho thấy các thiết bị mạng có thể định dạng và thực hiện truyền các gói dữ liệu như thế nào. Và làm sao cho các các thiết bị khác trên cùng một phân khúc mạng LAN cục bộ có thể phát hiện, nhận định cùng xử lý đối với các gói dữ liệu đó. 

Bộ giao thức ethernet được sử dụng với nhiều đối tượng khác nhau từ game thủ, công ty, doanh nghiệp cho tới những người dùng khác nhau, tùy vào lợi ích của sản phẩm mang lại. Điển hình trong đó chính là có độ tin cậy cao cùng với tính bảo mật tuyệt đối.

So với công nghệ, hệ thống mạng LAN cục bộ thì sử dụng ethernet ít bị gián đoạn hơn rất nhiều. Cho dù là do nhiễu sóng vật lý hay những tác động gây trở ngại băng thông thì ethernet vẫn hoạt động tốt. Bên cạnh đó thì ethernet cũng cung cấp tới một mức độ bảo mật cùng sự kiểm soát mạng tốt hơn nhiều so với những công nghệ không dây. 

Công nghệ ethernet thực hiện chia nhỏ luồng dữ liệu thành những gói nhỏ và các gói này được gọi là các khung. Mỗi khung thì sẽ bao gồm thông tin địa chỉ nguồn và địa chỉ đích. Đồng thời cũng bao gồm những cơ chế được sử dụng để phát hiện lỗi trong quá trình dữ liệu được truyền và yêu cầu truyền lại khi xảy ra lỗi.

Tìm hiểu thêm: Khái niệm router là gì? Router có những chức năng gì?

Cách thức hoạt động của bộ giao thức ethernet như thế nào?

Bộ giao thức ethernet được đánh giá là hoạt động trên cả hai layer đó là layer 1 với thiết bị vật lý và layer 2 cho lớp liên kết dữ liệu với mô hình giao thức mạng OSI. Bên cạnh thì ethernet cũng xác định 2 đơn vị truyền đó là: packet cùng với framework. Đối với đơn vị không chỉ có nội dung của dữ liệu được quyền mà còn bao gồm một số thành phần sau:

  • Địa chỉ truy cập vật lý (MAC) của cả người gửi cùng với người nhận,
  • Gắn thẻ Vlan cùng với những thông tin liên kết khác;
  • Thông tin sửa lỗi để phát hiện sự cố truyền.

Đối với đơn vị framework thì mỗi frame sẽ nằm trong một gói chứa một vài byte thông tin để thực hiện thiết lập kết nối. Đồng thời, cũng thực hiện đánh dấu vị trí mà framework bắt đầu.

Cáp quang được chia làm 2 loại chính là Multimode và Singlemode
Cách thức hoạt động của cáp ethernet

Các loại cáp ethernet phổ biến trên thị trường hiện nay

Kể từ năm 1983 bộ chuẩn ethernet được thông qua thì công nghệ này đã nhanh chóng và tiếp tục phát triển mạnh. Đồng thời còn nắm bắt các kiểu media mới cho tốc độ truyền cùng với khả năng thay đổi nội dung khung trở nên tốt hơn nhiều. Hiện nay thì các loại cáp mạng ethernet được đặt tên, phân loại theo những danh mục khác nhau. Chẳng hạn như cat 1, cat 2, cat 5,..và thường được Hiệp hội công nghiệp viễn thông TIA công nhận theo một số tiêu chuẩn bên dưới:

  • Cat – 1: Tuy loại cat này không được hiệp hội TIA/EIA công nhận. Thế nhưng đây lại chính là một hình thức đi dây trong hệ thống dây điện thoại tiêu chuẩn ISDN hay POST.
  • Cat – 2: Về loại này thì cũng không được hiệp hội TIA/EIA công nhận. Và đây chính là dạng được sử dụng đối với các mạng vòng mã có tốc độ là 4Mbit/s.
  • Cat – 3: Đây là loại cáp ethernet được thiết kế theo tiêu chuẩn của TIA/EIA. Loại cáp ethernet này được ứng dụng trong các mạng dữ liệu sử dụng tấn số lên tới 16MHZ. Cat này được sử dụng phổ biến đối với mạng ethernet 10Mbps. Tuy nhiên thì hiện giờ loại này đã được thay thế bởi loại cat – 5.
  • Cat – 4: Đối với loại cat này thì không được hiệp hội TIA/EIA công nhận. Tuy không được công nhận nhưng cat – 4 vẫn được sử dụng trong các mạng có tần số lên tới 20MHZ. Đồng thời, cũng được ứng dụng trên các mạng vòng mã thông báo với tốc độ 16Mbps.
  • Cat – 5: Tuy loại cat này không được công nhận bởi hiệp hội TIA/EIA thế nhưng cat – 5 được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên mạng 100Base – T và mạng 1000Base – T. Bởi loại cat – 5 này cung cấp hiệu suất và cho phép truyền dữ liệu ở tốc độ 100Mbps và thậm chí là hơn thế. Loại cat5 này ra đời đã thay thế loại cat – 3 và chỉ trong một vài năm nó đã trở thành tiêu chuẩn cho hệ thống cáp ethernet. Tuy nhiên thì hiện nay cat5 cũng đã trở nên lỗi thời và cũng không được sử dụng trên các thiết bị đặt mạng mới. 
  • Cat – 6: Đây là loại được hiệp hội TIA/EIA công nhận mà cũng mang tới sự cải thiện đáng kể về hiệu suất so với loại cat – 5. Trong quá trình thiết kế, sản xuất thì loại cat6 này được quấn chặt hơn đồng thời cũng được thiết kế lớp bọc bên ngoài hay tấm chắn bện. Tấm chắn bảo vệ của các cặp dây xoắn trong cáp ethernet để có thể giúp chống nhiễu xuyên âm và noise.

Ngoài những loại cat trên thì hiện nay còn có khá nhiều loại cáp ethernet khác như: cat – 7, cat – 8, cat 6a, cat 5e,….

Những ưu điểm nổi bật khi sử dụng cáp ethernet so với wifi

Hiện nay cáp ethernet được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, bởi một số ưu điểm nổi bật sau:

Cáp ethernet với nhiều ưu điểm nổi bật
Cáp ethernet với nhiều ưu điểm nổi bật

Tín hiệu ổn định không bị nhiễu

Mặc dù việc thiết lập mạng cục bộ LAN có dây sẽ sẽ hơn tốn kém cùng mất nhiều thời gian hơn so với mạng cục bộ không dây WLAN. Thế nhưng cáp ethernet mang tới một số đặc quyền khó có thể phủ nhận được. Đầu tiên đối với tín hiệu wifi sẽ được truyền qua tần số vô tuyến mà bạn cũng biết ràng tín hiệu vô tuyến thường hay bị nhiễu và wifi thì cũng vậy.

Xem thêm: Bộ chuyển đổi quang điện Netlink 1 ra 4 Cổng LAN

Đối với cáp ethernet có dây thì việc tín hiệu bị nhiễu sẽ không còn là vấn đề. Nếu mà không bị can thiệp thì mạng internet của bạn sẽ rất ít có khả năng bị chậm hay mất kết nối, kết nối không liên tục. Những ưu điểm này của ethernet được thể hiện rõ nhất khi bạn thực hiện chuyển các tệp phương tiện lớn, nguồn dữ liệu lớn tới cho một khách hàng.

Tính linh hoạt cùng với sự bảo mật cao

Mặc dù cáp ethernet sử dụng loại dây dẫn nhưng bạn vẫn có thể linh hoạt để thực hiện truyền dữ liệu lên tới khoảng cách xa tới 100m.Truyền dữ liệu với khoảng cách modem hoặc đối với bộ định tuyến là 328 feet bằng cáp ethernet. Do hầu hết các bộ định tuyến đều có cổng kết nối ethernet nên sẽ không phải mất nhiều thời gian để thực hiện kết nối, truyền dữ liệu.

Tham khảo thêm: Module là gì? Tìm hiểu thuật ngữ module trong các lĩnh vực

Đối với kinh doanh thì khả năng kiểm soát và vấn đề bảo mật đối với dữ liệu trên đường truyền của ethernet cũng được đánh giá cao. Đối với những kết nối vật lý thì bạn chỉ cần duy trì quyền kiểm soát đối với những ai được phép kết nối mạng cục bộ của bạn tại bất kỳ thời điểm nào. Điều này không chỉ giúp giải phóng dữ liệu mà còn giúp ngăn chặn được đối với các vi phạm, xâm nhập bảo mật không mong muốn.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về ethernet là gì cũng như những chức năng, cách thức hoạt động của ethernet mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp quý bạn hiểu rõ hơn về bộ giao thức này cũng như tìm được cho mình một sản phẩm kết nối phù hợp nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0815111000