Thiết bị ngoại vi là gì? Tất tần tật những thông tin về thiết bị ngoại vi bạn cần biết 

Thiết bị ngoại vi

 Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu thông tin và sử dụng máy tính ngày càng cao, những câu hỏi về công nghệ thông tin nói chung và máy tính nói riêng được rất nhiều người quan tâm. Ngoài những hiểu biết về các bộ phận, linh kiện điện tử bên trong hệ thống máy tính, CPU, chúng ta cần phải nắm thêm được những thông tin cơ bản về thiết bị ngoại vi. Vậy các thiết bị ngoại vi là gì? Cùng capthongtin theo dõi bài viết để có những thông tin khái quát và hữu ích về thiết bị ngoại vi trong bài viết này nhé!

Khái niệm thiết bị ngoại vi là gì ?

Thiết bị ngoại vi là thuật ngữ chuyên dùng để chỉ những thiết bị bên ngoài thùng máy, được sử dụng để kết nối với máy tính, thường có tính năng nhập xuất hoặc mở rộng tính năng lưu trữ của hệ thống máy tính. Cũng nhờ những thiết bị này mà người sử dụng có thể xử lý và tương tác dễ dàng với các dữ liệu hơn.

Cấu tạo một thiết bị ngoại vi cơ bản bao gồm màn hình, bàn phím, chuột, loa, modem, máy in, ổ cứng, ổ đĩa, micro, loa, chuột, tai nghe,… Những thiết bị này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sử dụng và vận hành máy tính, bởi vì mỗi bộ phận đều đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng. Nếu thiếu đi bất cứ một trong những thiết bị đều dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình  tương tác, vận hành với hệ thống máy. Ví dụ như, nếu thiếu bàn phím, chúng ta khó mà có thể thực hiện được công tác nhập liệu.

Thiết bị ngoại viThiết bị ngoại vi

Thành phần của thiết bị ngoại vi bao gồm những gì? 

Dựa vào nhu cầu sử dụng và từng đặc thù mà thiết bị ngoại vi được chia thành 2 nhóm chính:

  • Thiết bị nhập – input: Bao gồm tất cả các phần cứng, nó cho phép bạn nhập dữ liệu, chương trình, các lệnh và những phản hồi từ người dùng vào máy tính như chuột máy tính, bàn phím, ổ đĩa CD,….
  • Thiết bị xuất – output: Bao gồm tất cả các yếu tố cung cấp chức năng truyền đạt thông tin đến với người dùng hoặc thực hiện các công việc giải mã thông tin dữ liệu mà người dùng có thể hiểu được như USB, máy in, màn hình, ổ cứng, máy fax, máy chiếu, loa,…

 

Tất tần tật về các loại thiết bị ngoại vi

Màn hình máy tính

Màn hình máy tính là thiết bị chính cho phép hiển thị thông tin và là đầu mối giao tiếp giữa người sử dụng và máy tính trong suốt quá trình làm việc. Các thông số kỹ thuật đánh giá được chất lượng của màn hình cụ thể như sau:

  • Kích thước màn hình: 15/17/19/21…inch, quy chuẩn này được tính theo đường chéo.
  • Pixed: đơn vị chỉ kích thước ảnh, sự kết hợp của 3 màu RGB tương ứng với mỗi 1 pixed.
  • Dot pitch: đó chính là khoảng cách giữa hai điểm sáng cùng màu nằm liền kề nhau.
  • Độ phân giải: chính là tỷ lệ số lượng điểm ảnh theo chiều ngang và dọc.

Màn hình có những loại sau:

Trên thị trường có 3 dạng màn hình được sử dụng thông dụng nhất: Màn hình tinh thể lỏng LCD, màn hình ống điện tử CRT và màn hình plasma.

  • Màn hình LCD là màn hình tạo ảnh được tạo nên trên sự linh động của những tinh thể lỏng. Tinh thể lỏng là những chất bán rắn lỏng rất nhạy cảm với dòng điện và nhiệt độ.
  • Màn hình CRT được sử dụng tia điện tử phát ra từ cực Cathode được bắn lên mặt hình quang photpho để tạo nên ảnh.
  • Màn hình Plasma được dựa trên hiện tượng Plasma, khi cho một dòng điện cao áp đi qua khoảng không chứa khí trơ sẽ tạo ra tia UV.

Card màn hình:

Thông qua card màn hình hay còn gọi là card đồ họa thì màn hình sẽ được kết nối với máy tính. Card màn hình chính là mạch chuyển đổi, xử lý các dữ liệu hình ảnh. Một số card màn hình sẽ được tích hợp trên mainboard. Card màn hình thường được gắn vào các khe cắm như: PCI, AGP. PCIe.

Các ngõ xuất tín hiệu:

  • DVI cho phép kết nối từ card màn hình ra màn hình LCD, DVI có 24 chân, tín hiệu ở dạng số do đó chất lượng ảnh thường tốt hơn.
  • HDMI sẽ có khả năng truyền tín hiệu âm thanh, hình ảnh và hỗ trợ độ phân giải cao.
  • VGA cho phép thiết bị có thể xuất ảnh dưới dạng video, hiển thị ra màn hình. VGA port có 15 chân, xuất tín hiệu theo dạng tương tự như VGA.
  • DisplayPort cho phép truyền tải một video trực tiếp bắt nguồn từ một nguồn phát đến một màn hình LCD.

Chuột máy tính

  • Chuột máy tính có chức năng điều khiển và kết nối với máy tính. Dựa theo nguyên lý hoạt động chuột máy tính được phân loại là chuột bi và chuột quang.
  • Khi di chuyển chuột bi dùng nguyên lý xác định sự đổi chiều lăng của viên bi để xác định sự thay đổi tọa độ của con trỏ trên màn hình máy tính.
  • Chuột quang bằng nguyên lý phát hiện phản xạ thay đổi của ánh sáng được phát ra từ nguồn cấp để xác định sự thay đổi tọa độ của con trỏ trên màn hình máy tính.
  • Hiện nay với sự phát triển của công nghệ khoa học đã tạo ra loại chuột không dây. Thông qua bộ thu phát, từ đó chuột không dây gửi tín hiệu đến máy tính. Bộ thu phát sẽ dùng sóng để nhận tín hiệu từ chuột đến máy tính.

Chuột máy tính và bàn phímChuột máy tính và bàn phím

Bàn phím

Bàn phím máy tính là thiết bị cho phép đưa dữ liệu vào máy tính và có thể điều khiển máy tính.

  • Cấu tạo: gồm  một mạch điện tử giải mã và nút nhấn nối các đường dây tín hiệu dạng ma trận. Bàn phím tiêu chuẩn thường có tất cả 101 phím.
  • Hoạt động: khi nhấn một phím trên bàn phím, hai dây tín hiệu của hàng và cột tương ứng sẽ được kết nối với nhau. Khi đó mạch giải mã quét tín hiệu sẽ xác định vị trí của nút nhấn đồng thời sẽ tạo thành mã tương ứng truyền về máy tính.

Thiết bị thu, xuất âm thanh

  • Loa máy tính: là thiết bị chuyên dùng để phát ra âm thanh phục vụ nhu cầu trong quá trình làm việc và giải trí của con người. Loa máy tính sẽ được kết nối với máy tính thông qua ngõ xuất âm thanh của card âm thanh trên máy tính.
  • Microphone: có chức năng chính là xuất và nhập dữ liệu âm thanh. Microphone cũng được kết nối với máy tính thông qua xuất âm thanh của card âm thanh trên máy tính.
  • Card âm thanh: là thiết bị chuyên xử lý tín hiệu âm thanh từ CPU ra loa và ngược lại sẽ nhận tín hiệu âm thanh từ micro vào CPU để xử lý. Card âm thanh có 2 loại là onboard và card rời.

Máy in

Máy in là thiết bị xuất thông tin dùng để thể hiện nội dung soạn thảo hoặc thiết kế có sẵn lên các chất liệu khác nhau. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy in khác nhau và vô cùng đa dạng. Bởi vậy, dựa vào tiêu chí tốc độ và độ mịn người ta có thể đánh giá chất lượng máy in có tốt hay không. Trên thị trường có những loại máy in cơ bản như sau:

  • Máy in kim là máy in sử dụng kim để chấm qua một băng mực làm mực hiện lên các trang giấy cần in.
  • Máy in laser là máy in hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tia laser chiếu lên một trống từ, từ đó trống từ này sẽ quay qua ống mực để mực hút vào trống, giấy chuyển động qua trống và mực ngay lập tức sẽ được bám vào giấy.
  • Máy in phun sẽ hoạt động dựa theo nguyên tắc phun mực vào giấy in.
  • Máy in đa năng là máy in được tích hợp photo, scan… rất tiện ích.

Máy inMáy in

Hi vọng với những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn đọc có thể tự mình trả lời được câu hỏi thiết bị ngoại vi là gì? Và có thể tự tin phân biệt và lựa chọn thiết bị ngoại vi phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các thiết bị ngoại vi chất lượng, uy tín, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0815111000