Dây nhảy quang là gì? Tất tần tật về dây nhảy quang

Dây nhảy quang chính là một thiết bị có công dụng kết nối kỳ diệu giữa hộp phối quang cùng với bộ chuyển đổi quang để tạo nên một sản phẩm hoàn hảo trong lĩnh vực công nghệ viễn thông. Với nhiều ưu điểm của mình, hiện nay dây nhảy quang luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người. Để rõ hơn về thiết bị dây nhảy quang này thì hãy theo dõi thông tin bài viết dưới đây của chúng tôi.

Dây nhảy quang là gì?

Dây nhảy quang hay còn được gọi với cái tên khác đó chính là dây Patch Cord. Dây nhảy quang là một loại dây cáp quang chuyên được sử dụng để gắn 2 đầu nối là các chuẩn khác nhau. Đồng thời để dùng làm thiết bị trung chuyển, kết nối giữa các thiết bị chuyển đổi tín hiệu quang với nhau.

Dây nhảy quang chính là một đoạn dây có khoảng cách kết nối dài từ 3m, 5m, 10m, 15m, 20m,…Đồng thời chúng đã được bấm sẵn hai đầu kết nối connecter. Tùy thuộc vào nhu cầu khác nhau của từng khách hàng mà nhà sản xuất sẽ cung cấp những đoạn dây nhảy quang có độ dài khác nhau.

Hai đầu kết nối của dây nhảy quang thường được làm từ nhiều dạng khác nhau, có thể là: PC, ABC, LC, SC, UPC,…giúp kết nối phù hợp với nhiều thiết bị khác nhau.

dây nhảy quang là gì

Chi tiết thông tin về dây nhảy quang hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dây nhảy quang khác nhau để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Một số loại dây nhảy quang phổ biến như: dây nhảy quang SC – SC, dây nhảy quang LC – SC, dây nhảy quang LC – LC, dây nhảy quang FC – FC,…Mỗi một loại dây nhảy quang đều có những công dụng, ưu điểm khác nhau để khách hàng lựa chọn.

Thiết bị dây nhảy quang hiện nay có cấu tạo như thế nào?

Để hiểu rõ về thiết bị dây nhảy quang thì bạn có thể tham khảo về thông tin cấu tạo chi tiết dưới đây:

  • Bộ phận ống nối Ferrule của dây nhảy quang có cấu trúc dạng trụ rỗng được làm bằng sứ, kim loại hoặc bằng nhựa chất lượng cao để giữ chặt được sợi quang.
  • Thân đầu nối – Connecter body: Bộ phận này được làm từ chất liệu kim loại hoặc chất liệu nhựa đóng vai trò chứa ống nối. Đồng thời còn có vai trò cố định lớp Jacket bên ngoài và lớp chịu lực.
  • Bộ phận khớp nối – Coupling Mechanism: Đây chính là một bộ phận của thân đầu nối đóng vai trò cố định đầu nối khi thực hiện kết nối giữa các thiết bị với nhau.
  • Bộ phận đầu nối: Đây chính là bộ phận có nhiều thành phần khác nhau kết hợp lại. Hiện nay có một số đầu nối được sử dụng phổ biến như: SC/PC, ST/UPT, FC/APC,…Và 2 thành phần phổ biến nhất hiện nay đó chính là đầu nối SC, ST hay đều nối FC cùng với điểm tiếp xúc là PC, UPC hoặc APC. Thành phần phía bên trong của đầu nối đó chính là Ferrule và có chức năng giữ thẳng, bảo vệ những sợi cáp quang.

Những loại dây nhảy quang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay

Nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng dây nhảy quang của khách hàng hiện nay. Nhiều nhà sản xuất đã thiết kế, cho ra mắt nhiều sản phẩm, nhiều loại dây nhảy quang khác nhau. Dưới đây là 3 loại dây nhảy quang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý bạn.

Thiết bị dây nhảy quang 2 đầu SC – SC

Loại dây nhảy quang 2 đầu SC – SC chính là thiết bị dây nhảy quang singlemode. Loại sợi quang này sử dụng sợi cáp quang đơn mốt và thường có khối lượng khá nhỏ, dễ dàng sử dụng. Dây nhảy quang loại SC – SC này được sử dụng phổ biến trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, kể cả sử dụng trong điều kiện nhiệt độ cao. Đặc biệt loại này còn có khả năng chống chịu sức kéo lớn trong quá trình lắp đặt, thi công hay vận chuyển.

Cụ thể về một số ưu điểm nổi bật mà loại dây nhảy quang 2 đầu SC – SC này mang lại:

  • Đầu nối phải của dây nhảy quang: SC/UPC cùng một số loại sợi có thể tùy chọn như: sợi singlemode, MM50/125, MM 62.5/125um.
  • Đầu nối Trái của dây nhảy quang: SC/UPC với loại sợi tùy chọn singlemode, MM50/125, MM 62.5/125um.
  • Chiều dài: Loại dây nhảy quang này được thiết kế với chiều dài không giới hạn tùy vào nhu cầu của khách hàng.
  • Số lần kết nối: Với số lần kết nối của dây nhảy quang SC – SC lên tới 1000 lần. Với con số này chứng tỏ được thời gian sử dụng của sản phẩm rất lâu, tuổi thọ cao.
  • Độ bền kéo dãn: Dây nhảy quang này có thể kéo dãn tải trọng lên tới 100N cùng thời gian kiểm tra ít nhất 5h và kết quả đội suy hoa là <0,5dB.
  • Độ suy hao chèn: Không chỉ đạt chuẩn quốc tế mà còn vược chuẩn chỉ tiêu đạt <0,2 dB.
  • Độ suy hao phản xạ: Cụ thể là PC>45 dB; UPC>50 dB và APC >60 dB.

Loại dây nhảy quang FC – FC

Loại dây nhảy quang FC/APC – FC/APC này thường được sử dụng trong hệ thống mạng truyền dẫn camera, mạng truyền hình cáp trung tâm, mạng truy cập FTTx,..Loại dây nhảy quang này chính là sản phẩm kết nối giữa hộp nối cùng thiết bị nối. Với đặc trưng là APC giúp thiết bị dây nhảy quang sẽ được gia tăng độ suy hao cần thiết để thiết để tiếp cận với khoảng nhạy. Đồng thời, đây cũng chính là một trong những đặc trưng nổi bật của ngành công nghiệp truyền hình.

các loại dây nhảy quang

Thiết bị dây nhảy quang loại hai đầu FC – FC

Một số đặc điểm nổi bật về dây nhảy quang FC – FC

  • Đầu nối phải của dây nhảy quang: Đầu nối FC/PC cùng với loại dây tùy chọn đó là singlemode, MM50/125, MM 62.5/125um.
  • Đầu nối trái của dây nhảy quang: Là FC/PC và dây tùy chọn là singlemode, MM50/125, MM 62.5/125um.
  • Chiều dài : Cũng tương tự với dây nhảy quang SC – SC chiều dài của loại dây nhảy quang này cũng không giới hạn.
  • Số lần kết nối: Số lần kết nối lớn, lên tới 1000 lần, đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài.
  • Độ bền kéo dãn của: Có thể kéo dãn trọng tải lên tới 100N cùng thời gian kiểm tra ít nhất 5h và kết quả đội suy hoa là <0,5dB.
  • Với độ suy hao chèn: Vượt qua độ đạt chuẩn của quốc tế, cụ thể <0.2dB
  • Độ suy hao phản xạ: loại dây này có độ suy hao phản xạ cụ thể: PC>45 dB ; UPC>50 dB và APC >60 dB.

Loại dây nhảy quang 2 đầu LC – LC

Cũng tương tự với 2 loại trên dây nhảy quang LC – LC là thiết bị dây nhảy quang singlemode. Màu vàng chính là màu sắc đặc trưng của loại dây nhảy này. Dây cũng có kích thước đường kính khá nhỏ với 2 loại sợi quang đó là 2mm và 3mm. Còn về 2 đầu dây là đầu LC/UPC có màu xanh dương và đầu LC/APC có màu xanh lá.

Cụ thể về một số ưu điểm nổi bật của dây nhảy quang LC – LC bạn có thể thấy như:

  • Đầu nối phải: là đầu LC/UPC Singlemode 9/125 micron đơn mode hoặc đa mode.
  • Chiều dài dây: Tùy vào nhu cầu khách hàng mà có thể lựa chọn dây có độ dài khác nhau như: 5m, 10m, 15m, 30m,…
  • Đường kính của sợi quang: gồm 2 loại khác nhau đó là 2mm và 3mm.
  • Số lần kết nối của dây nhảy quang LC – LC cực lớn lên tới con số 1000 lần.
  • Với độ suy hao vượt chuẩn <0,2dB.
  • Màu sắc đặc trưng là màu vàng giúp mọi người dễ dàng nhận dạng.

Vai trò, chức năng và những ứng dụng của dây nhảy quang hiện nay

Như chúng tôi đã chia sẻ trên thì thiết bị dây nhảy quang được sử dụng để nối các đầu nối giữa các kết nối, liên kết mạng mang tới sự tiện lợi cho người dùng. Hiện nay các loại dây nhảy quang thường được dùng kết nối giữa hộp ODF với thiết bị quang điện. Hoặc cũng có thể được dùng để kết nối giữa hộp ODF lại với nhau.
Từ đó giúp cho quá trình truyền tải dữ liệu được trực tiếp, liền mạch, linh hoạt, nhanh chóng hơn rất nhiều. Một trong những ưu điểm nổi bật đó chính là khi sử dụng dây nhảy quang còn giúp người dùng tiết kiệm được nhiều khoản chi phí. Chẳng hạn như những chi phí phát sinh đối với quá trình sử dụng, truyền tải hình ảnh, âm thanh, video,…

chức năng của dây nhảy quang

Dây nhảy quang mang lại nhiều vai trò, ưu điểm nổi bật

Khi sử dụng dây nhảy quang tùy vào mỗi loại đầu nối khác nhau thì sẽ có những ưu điểm, ứng dụng khác nhau:

  • Đối với đầu nối SC thường được sử dụng để nối các bộ chuyển đổi quang điện.
  • Đối với loại đầu LC thì sẽ được dùng với module quang chuyển đổi tín hiệu vào Switch cùng với các thiết bị Converter.
  • Loại dây nhảy quang đầu sẽ được sử dụng trong hệ thống truyền tải tín hiệu hình ảnh âm thanh là các bộ chuyển đổi tín hiệu từ video sang quang.

Một số phương pháp đấu nối dây nhảy quang sử dụng hiện nay

Hiện nay bên cạnh việc sử dụng dây nhảy quang được thiết kế bấm 2 đầu connector thì bạn cũng có thể tự đấu dây nhảy quang. Dưới đây là một số cách đầu nối dây nhảy đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

  • Đấu nối dây nhảy quang bằng phương pháp hàn nhiệt: Cách đầu này thường được sử dụng với sợi quang đã được bấm sẵn một đầu. Chúng ta chỉ cần sử dụng nhiệt độ của máy hàn quang để nung chảy đầu nối còn lại. Cuối cùng chỉ cần thực hiện kết dính lại mối nối với nhau là hoàn thành.
  • Đấu với phương pháp bấm đầu quang: Để thực hiện phương pháp này khá đơn giản, mọi người chỉ cần tuốt sợi quang bằng những dụng cụ chuyên dụng. Tiếp tới là luồn sợi quang vào bên trong đầu nối. Sau đó sử dụng bộ dụng cụ bấm đầu tích hợp để khóa cố định sợi quang cùng với đầu nối cáp quang.
  • Ngoài 2 phương pháp trên thì mọi người cũng có thể áp dụng phương pháp mài đầu nối tiếp xúc, phương pháp hàn cơ học,…

Lời kết

Trên đây là tất tần tật những thông tin về dây nhảy quangCáp Thông Tin muốn chia sẻ tới quý bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp quý bạn hiểu rõ về những đặc biệt của thiết bị dây nhảy quang này. Để từ đó có những quyết định đúng đắn về việc lựa chọn các sản phẩm dây nhảy quang phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0815111000