Hệ thống lưu trữ SAN Storage là gì hiện nay nhiều người còn chưa biết tuy là đã quen thuộc với mạng LAN hoặc WAN. Trong phần dưới đây, Capthongtin.com sẽ giúp bạn có những thông tin rõ hơn về hệ thống này cũng như những tính năng của nó.
1. SAN Storage là gì?
SAN – Storage Area Network, tiếng Việt có thể hiểu là mạng lưu trữ. Đây là một mạng chuyên dụng để kết nối nhiều Server và nhiều thiết bị lưu trữ khác nhau, với mục đích chính là truyền tải dữ liệu giữa hệ thống máy tính giữa các phần tử lưu trữ với nhau.
SAN hoàn toàn tách biệt và không giống với các mạng LAN hay WAN. Mạng SAN có thể nối kết tất cả các loại tài nguyên liên quan đến lưu trữ trong mạng lại với nhau.
Theo thuật ngữ công nghệ, SAN Switch có thể hiểu đơn giản là một chuyển mạch Fibre Channel (FC) tương thích với giao thức Fibre Channel. Những Fibre Channel kiểm tra thông tin dữ liệu gói tin tiêu đề, xác định các thiết bị điện toán có nguồn gốc và đích đến, sau đó nó sẽ gửi gói tin đến hệ thống lưu trữ dự định. Một chuyển mạch San switch được thiết kế để sử dụng trong một mạng có hiệu năng cao.
2.Những tác dụng quan trọng của SAN đối với quá trình lưu trữ dữ liệu
SAN là một một hệ thống mạng có tốc độ cao dành riêng cho việc lưu và quản trị và truyền dữ liệu. Nhờ có SAN, việc sử dụng tài nguyên lưu trữ cũng như truyền nó đi sang các thiết bị khác hiệu quả hơn.
Việc quản trị trở nên dễ dàng hơn nhờ có SAN với các thao tác có độ an toàn, sao lưu, khôi phục khi có sự cố cao hơn rất nhiều các thao tác thủ công khác.
SAN thường được sử dụng ở những nơi cần lưu trữ nhiều dữ liệu và có độ an toàn cao như ngân hàng hay các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông,…
3.Các thành phần cần có của một hệ thống mạng SAN
3.1.Thiết bị lưu trữ
Thiết bị lưu trữ là các tủ đĩa có dung lượng lớn, có khả năng truy xuất dữ liệu nhanh, có hỗ trợ các chức năng như RAID, local Replica,… Đây cũng là nơi chứa dữ liệu chung cho toàn bộ hệ thống mạng.
3.2.Thiết bị chuyển mạch SAN
Thiết bị chuyển mạch này giúp các SAN switch thực hiện việc kết nối giữa các máy chủ đến tủ đĩa.
3.3.Các máy chủ hoặc máy trạm
Những máy chủ hay máy trạm nếu cần lưu trữ, sẽ kết nối đến SAN switch bằng cáp quang thông qua HBA card.
4. Tìm hiểu về hệ thống SAN storage là gì
Ngày nay, để kết nối server máy tính tới hệ thống lưu trữ dữ liệu, có hai công nghệ chính hay được dùng là SAN (Storage Area Network) hoặc DAS (direct-attached storage).
Hệ thống lưu trữ SAN như đã nói ở trên chính là một mô hình hệ thống lưu trữ tập trung dựa trên công nghệ lưu trữ mạng hiện đại nhất, và là xu hướng phát triển cho mọi hệ thống trung tâm dữ liệu tích hợp được sử dụng trên thế giới hiện nay.
Các tính năng vượt trội của SAN
- Phá vỡ giới hạn kết nối và băng thông: Đây là môi trường duy nhất có thể mở ra khả năng rộng lớn cho quản lí lưu trữ, SAN bao gồm backup, tạo bản sao và quản lý thông tin lưu trữ, phân tán phân cấp dùng những thiết bị lưu trữ có tốc độ “trực tuyến” hay gần như trực tuyến.
- Hỗ trợ các cơ sở hạ tầng đa giao thức bao gồm FC, iSCSI, và FCIP: SAN lưu trữ được truy cập theo Block qua SCSI.
- Cho khả năng I/O với tốc độ cực cao.
- Tách biệt các thiết bị lưu trữ và Server giúp cho việc bảo mật lưu trữ tốt hơn.
- Bảo mật tốt với các ưu điểm như xác thực, xác thực quyền quản trị, điều khiển truy xuất và khả năng quản lý theo vùng để tăng thêm mức bảo mật mạng.
- Khả năng ứng dụng cao: Với những ưu điểm vượt trội như khoảng cách kết nối được mở rộng,bridge, có hỗ trợ IP, sử dụng hub, switch và router cho các kiểu kết nối phức tạp, cấu trúc SAN giúp mở ra một số khả năng mới bao gồm quản lý lưu trữ nâng cao và kỹ thuật clustering cho server-storage.
- Chia sẻ lưu trữ dễ dàng cũng như quản lý thông tin: Quản lý và khai thác thiết bị lưu trữ ở dạng tập trung là một trong những mục tiêu phát triển trong tương lai của SAN.
- Khá dễ dàng mở rộng lưu trữ thông qua quá trình thêm các thiết bị lưu trữ vào mạng mà người dùng không cần phải thay đổi các thiết bị (máy chủ, các thiết bị lưu trữ hiện có).
- Cho phép nhiều máy chủ, máy trạm có thể cùng chia sẻ một thiết bị lưu trữ.
- Khi hệ thống máy chủ bị lỗi, SAN cho phép thay đổi hay nâng cấp máy chủ một cách dễ dàng và dữ liệu không hề ảnh hưởng như các hệ thống lưu trữ khác: Có khả năng sao lưu dữ liệu trong nội bộ hệ thống lưu trữ dữ liệu SAN, mà không phải dùng đến dịch vụ của máy chủ để sao lưu khá phiền phức. Đồng thời, SAN không hề ảnh hưởng đến băng thông của mạng LAN khi thực hiện các thao tác backup (LAN-free backup).
- SAN có thể dựa trên một số loại giao diện kết nối tốc độ cao. Nhiều mạng SAN hiện nay cũng sử dụng phối hợp nhiều giao diện khác nhau (Ví dụ: giao diện FC – Fibre Channel)
- Đặc biệt hệ thống SAN thích hợp với các ứng dụng cần tốc độ cao (Ví dụ: các ứng dụng xử lý giao dịch trong ngành ngân hàng, tài chính…)
Qua những thông tin được chia sẻ trên đây, Capthongtin.com hi vọng mọi người đã hiểu hơn về khái niệm SAN Storage là gì và những tính năng vượt trội của hệ thống lưu trữ này.