Bạn đã từng nghe qua “hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì” chưa? Đây là một khái niệm không còn quá xa lạ trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến hiện nay. Bài viết dưới đây Capthongtin sẽ cung cấp các thông tin quan trọng, chính xác liên quan đến hệ cơ sở dữ liệu mời bạn cùng theo dõi.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) chính là một gói phần mềm được sử dụng để xác định, thao tác cũng như truy xuất và quản lý thông tin dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở thường sẽ thao tác với các dữ liệu của chính DBMS. Ví dụ như: tên của file, định dạng dữ liệu, cấu trúc của bản record và cả cấu trúc của file. Ngoài ra, hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng sẽ giúp xác định những quy tắc nhằm xác thực cũng như các thao tác với những dữ liệu này.
8 Chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Bên cạnh việc tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì thì việc nắm rõ các chức năng căn bản của hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng rất quan trọng. Cụ thể, một số chức năng điển hình như:
1. Chức năng quản lý Data Dictionary
Data Dictionary chính là nơi mà hệ quản trị cơ sở dữ liệu dùng để lưu trữ những định nghĩa của các phần tử dữ liệu. Ngoài ra, nó còn lưu trữ cả các mối quan hệ của chúng – metadata. DBMS sử dụng chức năng này nhằm giúp tra cứu những cấu trúc cũng như mối quan hệ giữa những thành phần dữ liệu được yêu cầu trong lúc những chương trình truy cập dữ liệu ở trong hệ quản trị.
2. Quản lý Data Storage
Có chức năng cụ thể này được dùng để lưu trữ dữ liệu và các biểu mẫu dữ liệu khác có liên quan. Định dạng báo cáo, procedural code, quy tắc về data validation và cấu trúc xử lý các định dạng hình ảnh và video.
3. Chuyển đổi và trình bày các dữ liệu
Chức năng này sẽ giúp chuyển đổi bất kỳ dữ liệu nào được nhập vào những cấu trúc dữ liệu bắt buộc. Bằng cách ứng dụng chức năng trình bày và biến đổi dữ liệu. DBMS có thể xác định được sự khác biệt giữa các định dạng dữ liệu physical và logic.
4. Quản lý về bảo mật
Quản lý bảo mật là một trong các chức năng quan trọng nhất của DBMS. Quản lý sự bảo mật đặt ra các quy tắc để xác định người sử dụng có được phép truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu hay không.
5. Kiểm soát và truy cập nhiều người dùng
Tính toàn vẹn và nhất quán của dữ liệu chính là cơ sở của chức năng này. Kiểm soát truy cập cùng lúc nhiều người dùng là một công cụ rất hữu ích trong DBMS. Nó cho phép nhiều người dùng truy cập cơ sở dữ liệu cùng lúc. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của quản trị cơ sở dữ liệu.
6. Quản lý tính toàn vẹn của dữ liệu
Ngôn ngữ truy vấn chính là một nonprocedural language. Một ví dụ về điều này đó là SQL – là ngôn ngữ truy vấn sử dụng phổ biến được đa số các nhà cung cấp DBMS hỗ trợ. Việc sử dụng ngôn ngữ này giúp người sử dụng dễ dàng xác định việc họ cần làm. Hơn nữa, người dùng không cần phải đau đầu giải thích cách thực hiện cụ thể.
7. Database Access Languages và giao diện lập trình ứng dụng
Điều này đề cập đến cách một DBMS chấp nhận những yêu cầu khác nhau của người dùng cuối thông qua các môi trường mạng khác nhau.
Ví dụ: DBMS có thể cung cấp quyền truy cập cơ sở dữ liệu bằng mạng Internet thông qua các trình duyệt web (Internet Explorer, Mozilla Firefox, Netscape,…).
8. Transaction Management
DBMS sẽ cung cấp một phương thức, nó sẽ đảm bảo được các cập nhật trong một transaction được thực hiện hay không. Tất cả các transaction phải tuân thủ theo cái được gọi là thuộc tính ACID.
Top 9 hệ quản trị cơ sở dữ liệu được nhiều người sử dụng
Hiện tại, chúng ta có thể phân chia ra top 9 hệ quản trị cơ sở dữ liệu được nhiều người sử dụng nhất. Cụ thể, những hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như:
1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
Đây là một loại cơ sở dữ liệu cực kỳ phổ biến dành cho những ứng dụng web (miễn phí). MySQL thường được cập nhật một cách rất nhanh chóng và những tính năng và những cải tiến về sự bảo mật.
Công cụ này sẽ cho phép người dùng lựa chọn được nhiều công cụ lưu trữ. Như vậy, chúng ta có thể thay đổi được các chức năng của công cụ cũng như việc xử lý các dữ liệu đến từ những loại bảng khác nhau. Giao diện vô cùng đơn giản, dễ dùng với các lệnh hàng loạt. Hệ thống nhìn chung đáng tin cậy và không bị hao hụt nguồn tài nguyên, đồng thời nó cũng cho phép người dùng có thể xử lý được một lượng dữ liệu lớn.
2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle
Oracle có phiên bản lần đầu tiên được phát minh vào cuối những năm 70. Ở phiên bản mới nhất, Oracle được thiết kế dùng cho cloud và có thể thực hiện lưu trữ ở trên một hay nhiều server. Ngoài ra, Oracle còn cho phép quản lý các cơ sở dữ liệu có chứa đến hàng tỷ những bản record. Những tính năng của phiên bản này bao gồm có framework, sử dụng cấu trúc logic lẫn physical.
3. Hệ quản trị csdl SQL Server
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này hoạt động dựa trên những server cloud gần giống như server cục bộ. Nó có thể được thiết lập nhằm mục đích hoạt động cả hai cùng lúc. Phiên bản mới nhất hiện tại của hệ Microsoft Sever cũng sẽ cho phép Dynamic Data Masking. Điều này đảm bảo rằng, chỉ có những thành viên được ủy quyền thì mới có thể nhìn thấy những dữ liệu bảo mật.
4. Hệ quản trị csdl DB2
DB2 chính là một loại công cụ có khả năng NoSQL và nó có thể đọc được các file định dạng JSON và cả XML. Phiên bản mới nhất của DB2 đó chính là LUW (11.1) và được cải tiến vượt trội. Đặc biệt nhất chính là sự thay đổi mới trong thiết kế để hỗ trợ công cụ vận hành một cách nhanh chóng hơn thông qua một công nghệ có tên gọi là bỏ qua dữ liệu. Ngoài ra, công cụ cũng được nâng cấp thêm chức năng khôi phục, tương thích và cả phân tích.
5. Hệ quản trị csdl MongoDB
Chúng được thiết kế để dành cho những ứng dụng dữ liệu có và không cấu trúc. Công cụ MongoDB này cực kỳ linh hoạt, nó hoạt động thông qua việc kết nối các cơ sở dữ liệu đến những ứng dụng thông qua quá trình điều khiển có tên là MongoDB.
6. Hệ quản trị csdl PostgreSQL
PostgreSQL cực kỳ phổ biến và được dùng miễn phí, được sử dụng cho CSDL web. Chúng cho phép người sử dụng có thể quản lý cả dữ liệu có cấu trúc hoặc không có cấu trúc.
7. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Redis
Một sự kết hợp tuyệt vời của công nghệ cơ sở dữ liệu và cả sự đổi mới của cộng động nguồn mở. Redis có tính khả dụng tương đối khá cao ở dưới dạng Active-Active và cả Active-Passive có hiệu suất cao cùng với khả năng tìm kiếm những tích hợp hàng đầu. Mở rộng các cơ sở dữ liệu Redis sang SSD Flash nhằm giúp người dùng tiết kiệm tối đa chi phí cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, chúng cũng sẽ được sử dụng phần cứng ở mức tối đa cùng với Redis Enterprise.
8. Hệ cơ sở dữ liệu SQLite
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQLite rất phổ biến và được ứng dụng rất thành công ở định dạng file trên disk. Nó vô cùng phù hợp đối với những ứng dụng máy tính để bàn ví dụ như Financial Analysis Tool, Control System, hay Media Cataloging,…
9. Hệ quản trị csdl Access
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access sẽ cho phép những người dùng cá nhân và doanh nghiệp có thể nắm bắt cũng như quản lý các dữ liệu. Đồng thời, chúng cũng tạo nên một báo cáo một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Cấu trúc căn bản của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Cấu trúc của hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ gồm có những yếu tố như sau:
- Các thao tác chính đối với hệ quản trị cơ sở dữ liệu với các thao tác chính sẽ bao gồm: Truy vấn, cập nhật dữ liệu, thay đổi sơ đồ dữ liệu.
- Bộ xử lý câu hỏi.
- Bộ quản lý lưu trữ.
- Bộ quản trị giao dịch.
- Dữ liệu, siêu dữ liệu.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ tất cả những thông tin thắc mắc về hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì. Việc nắm bắt được những thông tin căn bản chia sẻ về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ giúp bạn ứng dụng chúng một cách dễ dàng hơn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ có ích dành cho bạn.