Cáp quang là gì? Cáp quang làm bằng gì? Hay cáp quang hoạt động như thế nào? Tất cả những thông tin hữu ích nhất đã được G-Tech tổng hợp đầy đủ dưới đây.
1. Cáp quang là gì?
Cáp quang là một loại cáp viễn thông được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay. Định nghĩa đơn giản về cáp quang là gì thì chúng ta có thể hiểu đây là loại cáp được chế tạo bằng chất liệu thủy tinh hoặc nhựa và sử dụng ảnh sáng để truyền tín hiệu. Dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh trong suốt với đường kính chỉ nhỏ bằng một sợi tóc, mỏng và dài. Các sợi nhỏ này được sắp xếp thành một bó cấu thành lên dây cáp quang.
Nhờ có cáp quang cấu tạo đặc biệt như vậy mà chúng sẽ có khả năng truyền dẫn tín hiệu ở khoảng cách xa, tốc độ đường truyền cao và khả năng giảm nhiễu rất tốt. Đây là điều mà các loại cáp đồng thông thường không thể làm được. Và đó cũng chính là lý do khiến cho cáp quang ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn.
2. Cáp quang làm bằng gì?
Cáp quang được làm bằng từ chất liệu gì hay cáp quang làm từ gì sẽ có sự thay đổi về chất liệu cho từng bộ phận cụ thể trong cáp. Vậy để bạn có thể hiểu cặn kẽ về cáp quang làm bằng gì thì G-Tech sẽ phân tích cụ thể theo cấu tạo từng lớp như sau:
- Lõi cáp quang: Đóng vai trò là trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi qua. Chất liệu của lõi cũng chia thành 2 loại cáp phổ biến là cáp quang thủy tinh GOF và cáp quang plastic POF.
- Lớp bọc lõi cáp quang: Là lớp thứ hai bao quanh lõi cáp quang với chiết suất nhỏ hơn, dùng để phản xạ các tia sáng hướng trở về lõi.
- Lớp phủ: Lớp phủ dẻo ở bên ngoài dùng để loại bỏ những tia khúc xạ, tránh trầy xước, chống hơi nước, giảm gập gãy do uốn cong. Thường thì lớp phủ sẽ được nhuộm các màu sắc khác nhau theo quy định của ngành viễn thông.
- Thành phần gia cường: Làm từ các sợi tơ Aramit kim loại có hoặc lớp băng thép mỏng được dập gợn sóng thành hình sin với khả năng chịu nhiệt, chịu kéo căng.
- Jacket: Là lớp bảo vệ bên ngoài cùng, có chức năng chịu nhiệt, đập mài mòn nhằm bảo vệ thành phần bên trong không bị ảnh hưởng. Chất liệu của lớp jacket sẽ được sản xuất phù hợp theo từng loại cáp và nhu cầu sử dụng.
- Ống lõi (Loose tube): Thành phần cho phép chứa nhiều sợi quang bên trong cáp giãn nở trước sự thay đổi nhiệt độ, co giãn tự nhiên, không bị căng.
- Tight buffer: Là bao bọc khít các sợi cáp quang hỗ trợ thi công dễ dàng nhưng không chịu được tác động từ môi trường bên ngoài, thường dùng trong nhà.
3. Cáp quang truyền tín hiệu như thế nào?
Sau khi đã hiểu rõ về cáp quang là gì, cáp quang làm bằng gì thì tiếp theo G-Tech sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của loại cáp này.
Cáp quang hoạt động dựa trên hiện tượng phản xả toàn phần hay còn có tên tiếng nay là total internal reflection – TIR. Cụ thể thì các tia sáng sẽ được sử dụng để truyền đi một lượng dữ liệu khổng lồ. Thiết kế cáp quang sẽ cần được đảm bảo là có thể uốn cong để tất cả các tia sáng vào bên trong.
Những tia sáng khi đi qua cáp quang, được truyền trong lõi liên tục, bật ra khỏi các bức tường sợi quang và truyền dữ liệu từ điểm đầu đến điểm cuối. Loại sóng ánh sáng có thể truyền đi ở khoảng cách xa do lớp phản xạ ánh sáng không hấp thụ ánh sáng ở bên trong lõi. Về cơ bản thì tín hiệu ánh sáng vẫn có thể bị suy giảm do khoảng cách (tùy vào độ tinh khiết của thủy tinh) nhưng so với cáp kim loại thì khả năng dẫn truyền tín hiệu vẫn tốt hơn đáng kể.
4. Ưu nhược điểm của cáp quang là gì?
Cáp quang trở thành loại cáp tối ưu cho hệ thống mạng hiện đại nhờ những ưu điểm truyền dẫn tuyệt vời. Nhưng bên cạnh đó thì người sử dụng cũng cần biết cả về nhược điểm hay hạn chế của chúng.
Vậy ưu và nhược điểm của cáp quang là gì? Chúng tôi xin được liệt kê chi tiết như sau:
4.1. Ưu điểm của cáp quang là gì?
- Cáp quang mỏng hơn nhiều so với cáp đồng nhờ kích thước đường kính nhỏ hơn.
- Cáp quang cấu tạo sợi mỏng nên có thể bó được với nhiều sợi quang khác, cho phép nhiều kênh được định tuyến qua cáp của bạn, nâng cao khả năng chịu tải.
- Ítt bị mất tín hiệu hơn so với cáp đồng.
- Tín hiệu ánh sáng trong sợi quang không can thiệp vào các sợi khác trong cùng một sợi cáp nên sẽ cải thiện được chất lượng tín hiệu truyền dẫn.
- Vì ít suy hao tín hiệu hơn nên bộ phát cũng có thể sử dụng nguồn điện thấp hơn thay vì bộ phát có điện áp cao sử dụng trong cáp đồng.
- Ứng dụng lý tưởng để truyền tải dữ liệu kỹ thuật số, đặc biệt hữu ích trong mạng máy tính.
- Loại bỏ được nguy cơ hỏa hoạn vì không có điện đi qua cáp quang.
4.2. Nhược điểm của cáp quang là gì?
- Quy trình kết nối và thi công có phần khó khăn vì cáp phải càng thẳng càng tốt và không bị gập.
- Chi phí hàn nối và đầu tư thiết bị đầu cuối đắt hơn cáp đồng. Tuy nhiên, hiện nay đã có công nghệ bấm rệp nên cũng tiết kiệm một phần chí phí và rút ngắn được thời gian bảo trì.
5. Các cách phân loại cáp quang là gì?
Cáp quang trên thị trường có nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau. Để lựa chọn và sử dụng đúng thì bạn cần hiểu cách phân loại chúng.
5.1 Phân loại dựa trên đường kính lõi
- Cáp quang Single Mode: Đặc điểm của loại cáp single mode là đường kính lõi nhỏ (khoảng 9 micro), truyền được một bước sóng và không xảy ra hiện tượng tán sắc. Ưu điểm của cáp là tốc độ truyền tín hiệu luôn ở mức cao nhất và tín hiệu rất ít khi bị suy giảm. Vì thế chúng trở thành lựa chọn hàng đầu cho khoảng cách kết nối xa hàng nghìn km, không cần khuếch đại.
- Cáp quang Multimode: Có đường kính lõi lớn gấp 6 – 8 lần so với cáp quang single mode. Chúng có thể truyền được nhiều bước sóng trong lõi bao gồm: 1300nm, 850nm. Loại cáp này được sử dụng cho truyền tải tín hiệu trong khoảng cách ngắn, tối thiểu < 5Km.
5.2 Phân loại dựa trên cách kết nối nhà mạng cung cấp
- Cáp quang FTTH (Fiber to the Home): Đây là dạng kết nối cáp quang thông dụng nhất, kết nối trực tiếp từ nhà mạng cung cấp (ISP) đến hộ gia đình hoặc doanh nghiệp sử dụng. Chúng được các nhà cung cấp dịch vụ Internet sử dụng để truyền tải mạng Internet đến các hộ gia đình, hoặc người dùng mạng LAN nhỏ.
- Cáp quang FTTB (Fiber to the Building): Là loại cáp dùng để nối từ nhà mạng đến một thùng tín hiệu, còn từ thùng này đến từng căn hộ thì sử dụng cáp đồng. Chi phí của loại cáp này rẻ hơn khá nhiều so với loại cáp FTTH, được các nhà mạng lựa chọn để giảm giá các gói cước xuống thấp hơn giúp tiếp cận nhiều khách hàng.
- Cáp quang FTTC (Fiber to the Cabinet): Có đặc điểm khá tương đồng với cáp FTTB. Sự khác biệt của chúng nằm ở độ dài của cáp đồng được sử dụng để kết nối với các hộ gia đình tính từ thùng tín hiệu. Thông thường, cáp quang FTTC sẽ sử dụng đoạn cáp đồng dài tối đa 300m.
- Cáp quang FTTN (Fiber to the Node): Có chung đặc điểm với 2 dòng cáp FTTB và FTTC nhưng đoạn cáp đồng được sử dụng có thể dài hơn 300m.
6. Cáp quang dùng để làm gì?
Khi tìm hiểu về ứng dụng của cáp quang là gì thì chúng ta có thể thấy loại cáp này đã và đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể bao gồm:
- Viễn thông và mạng Internet
- Truyền hình cáp
- Y học và thương mại: các phương pháp phẫu thuật không xâm nhập, kính hiển vi, nghiên cứu y sinh.
- Nghệ thuật ánh sáng và trang trí
- Lĩnh vực cơ khí
- Quân sự và hàng không vũ trụ
- Ngành công nghiệp ô tô
7. Địa chỉ mua cáp quang chính hãng, uy tín
Từ những thông tin ở trên, chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu rõ được về cáp quang là gì cũng như cáp quang làm bằng gì, cáp quang từ đâu ra hay những thông tin liên quan khác. Và cuối cùng, một địa chỉ mua cáp quang chính hãng, chất lượng sẽ là điều cốt lõi để tạo lên hệ thống mạng tối ưu cho bạn.
Thay vì phải tự tìm hiểu cáp quang hãng nào tốt nhất, loại cáp nào phù hợp, bạn hãy liên hệ ngay với G-Tech để được hỗ trợ. Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ cung cấp thông tin, tư vấn giúp quý khách chọn được loại cáp phù hợp.
Bên cạnh kho sản phẩm đa dạng mẫu mã, G-Tech cũng tự tin với mức giá cạnh tranh nhất thị trường. Bất cứ khi nào cần hỗ trợ thêm thông tin, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0815 111 000 để được tư vấn nhanh nhất nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI G-TECH
Địa chỉ: Số 1 Ngõ 139 Trần Hòa, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0815 111 000
Email: gtech.ctt@gmail.com
Trang web: https://capthongtin.com/