Infrastructure là gì? IT Infrastructure là gì. Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến các khái niệm về cơ sở hạ tầng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, công nghệ và đời sống xã hội thời nay. Bài viết sau đây Capthongtin sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn đọc về khái niệm Infrastructure là gì cùng với những thông tin bổ ích về chủ đề IT Infrastructure, hiện đang khá nóng trong thời đại công nghệ phát triển vượt bật hiện nay.
Infrastructure là gì?
Infrastructure được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là cơ sở hạ tầng, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Infrastructure bao gồm các yếu tố vật lý, hệ thống hỗ trợ cần thiết nhằm giúp đảm bảo sự ổn định của hoạt động, hiệu quả của từng quy trình và dịch vụ của một tổ chức, ngành công nghiệp và cộng đồng xã hội.
Trong đời sống hiện nay, Infrastructure bao gồm các dạng ví dụ như:
- Cơ sở hạ tầng vật lý: Bao gồm các yếu tố như công trình xây dựng, tòa nhà, mạng lưới đường giao thông, đường ống, cống, cầu, hệ thống cấp nước, trạm biến áp, hệ thống điện, hệ thống máy móc, hệ thống viễn thông và thiết bị vật lý khác.
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Bao gồm các hệ thống mạng máy tính, máy chủ, hệ thống điện toán đám mây (cloud computing), dịch vụ lưu trữ dữ liệu, hệ thống bảo mật mạng cùng những dịch vụ kỹ thuật số khác.
- Cơ sở hạ tầng giao thông: Bao gồm các hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, hàng không và hàng hải.
- Cơ sở hạ tầng xã hội: Bao gồm các yếu tố như hệ thống giáo dục, hệ thống y tế, văn hóa, thể thao, giải trí và những dịch vụ công cộng khác.
IT Infrastructure là gì?
IT Infrastructure là cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tố vật lý, mạng lưới, phần mềm, cùng các quy trình quản lý cần thiết nhằm xây dựng, triển khai và vận hành các dịch vụ công nghệ thông tin của tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia.
Các thành phần chính của IT Infrastructure
Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của hệ thống thông tin và dữ liệu, bao gồm các hệ thống:
- Hệ thống phần cứng: Bao gồm các thiết bị phần cứng như máy chủ, máy tính, thiết bị mạng (switches, routers, firewalls), thiết bị lưu trữ dữ liệu, cùng các thiết bị khác cần thiết để hoạt động hệ thống.
- Hệ điều hành và phần mềm: Bao gồm phần mềm quản lý hệ thống (system management software), hệ điều hành (Windows, Linux, macOS), phần mềm ứng dụng (như các ứng dụng phần mềm kế toán, văn phòng, phần mềm CRM) cùng các ứng dụng và công cụ khác cho việc hoạt động và quản lý hệ thống.
- Hệ thống mạng: Bao gồm các thành phần mạng ví dụ như mạng WAN (Wide Area Network), mạng LAN (Local Area Network), hệ thống mạng ảo (Virtual Private Network – VPN), mạng không dây (Wifi), cùng các phần mềm quản lý, thiết lập.
- Quy trình và quản lý: Bao gồm từng quy trình, tiêu chuẩn và các phương pháp quản lý hệ thống, bảo mật, quản lý dự án, sao lưu và phục hồi thông tin dữ liệu, quản lý tài nguyên và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
Tìm hiểu về ngành nghề IT Infrastructure
Nghề nghiệp IT Infrastructure (Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin) liên quan đến triển khai, quản lý và duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong một doanh nghiệp hay tổ chức. Các chuyên gia IT Infrastructure đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động được ổn định và hiệu quả của hệ thống công nghệ thông tin.
Những nhân viên hoặc quản trị viên làm việc trong lĩnh vực IT Infrastructure sẽ có những nhiệm vụ quan trọng như:
- Thiết kế và triển khai hệ thống: Các chuyên gia IT Infrastructure sẽ tham gia vào quá trình thiết kế và triển khai cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Họ có vai trò thiết kế sơ đồ hạ tầng, dự trù những loại thiết bị phần cứng và thiết bị mạng. Bên cạnh đó các chuyên gia IT Infrastructure cũng cần ứng dụng các kiến thức CNTT vào việc thiết lập, cấu hình mạng lưới để nhằm đảm bảo rằng hệ thống được xây dựng và triển khai theo đúng theo tiêu chuẩn và yêu cầu của doanh nghiệp và tổ chức.
- Quản lý hệ thống: Chuyên gia IT Infrastructure có vai trò quản lý và duy trì hoạt động của hệ thống CNTT. Các đầu việc chính sẽ bao gồm: quản lý máy chủ, lưu trữ dữ liệu, kết nối mạng, bảo mật. IT Infrastructure sẽ giám sát hiệu suất hệ thống, nhằm giải quyết sự cố và đảm bảo được tính khả dụng và tin cậy của hệ thống.
- Bảo mật hệ thống: Chuyên gia IT Infrastructure sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống khỏi những mối đe dọa và xâm nhập bằng phương pháp triển khai và quản lý các biện pháp bảo mật. Họ giám sát hệ thống giúp phát hiện và ngăn chặn những mối đe dọa an ninh cũng như triển khai từng chính sách bảo mật để đảm bảo tính an toàn và tuân thủ theo quy định.
- Quản lý dự án: IT Infrastructure có vai trò trong việc quản lý dự án, bao gồm lập kế hoạch và điều phối tiến trình dự án, đảm bảo được tiến độ của các đầu mục công việc và dự trù tài nguyên.
- Hỗ trợ người dùng cuối: Chuyên gia IT Infrastructure sẽ hỗ trợ và giải quyết sự cố cho người dùng cuối hoặc các khách hàng dự án. Họ sẽ giúp đỡ người dùng trong việc cài đặt, cấu hình phần mềm, giải quyết những vấn đề kỹ thuật và thực hiện thay đổi cài đặt cơ sở hạ tầng.
- Đào tạo và nghiên cứu: Chuyên gia IT Infrastructure có vai trò nghiên cứu, cập nhật các kiến thức về xu hướng, công nghệ mới và những giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Họ cũng có thể đào tạo và chia sẻ kiến thức đến các nhân viên khác trong tổ chức.
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực IT Infrastructure
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực IT Infrastructure đã và đang rất đa dạng và tiềm năng. Với sự phát triển không ngừng của hệ thống công nghệ thông tin và sự phụ thuộc ngày càng lớn vào hệ thống IT, các doanh nghiệp và tổ chức cần nguồn nhân lực chất lượng cao để quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng IT cho họ. Dưới đây là 5 trong những cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực IT Infrastructure:
- Quản lý hệ thống: Vai trò quản lý hệ thống trong lĩnh vực IT Infrastructure đòi hỏi kiến thức cần thiết về thiết kế, triển khai và quản lý cơ sở hạ tầng IT. Các vị trí quản lý hệ thống có thể bao gồm Quản lý mạng, Quản lý Hạ tầng, Quản lý Dịch vụ Công nghệ thông tin.
- Kỹ sư mạng: Kỹ sư mạng phải chịu trách nhiệm xây dựng, cấu hình và duy trì hệ thống mạng của từng tổ chức. Công việc của kỹ sư mạng có thể bao gồm quản lý mạng LAN/ WAN, thiết kế hệ thống, theo dõi bảo mật và giải quyết sự cố mạng.
- Chuyên gia bảo mật mạng: Trong bối cảnh những mối đe dọa bảo mật đang ngày càng gia tăng, các chuyên gia bảo mật mạng có nhiệm vụ: phân tích mối đe dọa, triển khai từng biện pháp bảo mật và giám sát hệ thống giúp ngăn chặn các hành vi gây hại và xâm nhập trái phép đến mạng nội bộ.
- Kỹ sư hệ thống: Kỹ sư hệ thống chịu trách nhiệm xây dựng cấu hình và duy trì hệ thống phần cứng lẫn phần mềm của tổ chức. Công việc của kỹ sư hệ thống có thể bao gồm quản lý hệ điều hành, cấu hình máy chủ, giải quyết các sự cố hệ thống và đặc biệt tối ưu hóa hiệu suất.
- Chuyên gia ảo hóa và điện toán đám mây: Công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây đang rất được phát triển vượt bậc và tiềm năng công việc của lĩnh vực này cũng rất hấp dẫn và đa dạng. Nhiệm vụ chính bao gồm triển khai và quản lý hạ tầng ảo hóa, điện toán đám mây của tổ chức và doanh nghiệp.
Lời kết
Bài viết trên đây đã giải thích khái niệm Infrastructure là gì và một số các cơ hội nghề nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực IT Infrastructure, nếu như bạn đọc đang có mong muốn theo làm các ngành nghề trên. Hãy chuẩn bị đầy đủ các kiến thức từ căn bản đến nâng cao về lĩnh vực CNTT, trao dồi các kỹ năng mềm của bản thân ví dụ như: khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm và phát biểu trước đám đông.